đá xây dựng

Tiêu Chuẩn Đá Xây Dựng Mới Nhất Hiện Nay

Dựa theo tiêu chuẩn Việt Nam quy định về các yêu cầu kỹ thuật, tiêu chuẩn đá xây dựng trong các công trình xây dựng hiện nay bao gồm những yêu cầu kỹ thuật nào, bộ các tiêu chuẩn này được xây dựng theo những quy định ban hành chung của nhà nước về kỹ thuật trong việc sử dụng đá xây dựng? Mời các bạn theo dõi bài viết dưới đây để cập nhật nhanh nhất các tiêu chuẩn nêu trên.

Nguồn gốc và vai trò của đá xây dựng

Đá là một loại khoáng vật có lịch sử hình thành riêng biệt. Được các nhà khoa học phân ra theo các nhóm như đá mắc ma, đá trầm tích, đá biến chất,…

  • Đá mácma được hình thành khi dung nham đông nguội trên bề mặt hoặc kết tinh ở bên dưới sâu.
  • Đá trầm tích được hình thành từ quá trình lắng đọng vật liệu. Rồi sau đó nén ép thành đá.
  • Đá biến chất thì có thể hình thành từ các loại đá mácma, đá trầm tích. Hay các loại đá biến chất có trước dưới tác động của nhiệt độ và áp suất.

Hiện nay, nhờ có khoa học công nghệ phát triển, con người đã biết sử dụng đá như một loại nguyên vật liệu trong việc xây dựng. Tạo thành các công trình hết sức kiên cố và chắc chắc. Đá xây dựng là loại vật liệu được sử dụng hầu hết trong quá trình thi công phần kết cấu của công trình từ công tác làm móng, cọc đến phần thân.

Đá xây dựng ngày càng giữ vai trò quan trọng

Đá xây dựng thường được gia công đập, nghiền, phân loại hoặc đẽo, cắt, gọt theo kích thước dùng làm cốt liệu bê tông, kè bờ, xây móng, xây tường, lát vỉa hè, lòng đường.

Tiêu chuẩn đá xây dựng ngày nay

Đá là một trong những vật liệu quan trọng trong xây dựng. Nó không thể thiếu trong một công trình. Nhưng đá xây dựng phải đáp ứng được đủ các tiêu chuẩn đá xây dựng. Và phải biết cách chọn đá chuẩn thì công trình mới được an toàn.

Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu tiêu chuẩn của một số loại đá sau:

Tiêu chuẩn đá 0x4

Tiêu chuẩn đá 0x4

Đá 0x4 hay còn gọi là đá dăm, bao gồm các  tiêu chuẩn kỹ thuật sau đây:

Yêu cầu kỹ thuật

1) Đá dăm chứa các hạt đập vỡ với số lượng không nhỏ hơn 80% theo khối lượng.

2) Tuỳ theo độ lớn của hạt, đá dăm được phân ra các cỡ hạt sau:

  • 5 đến 10 mm;
  • lớn hơn 10 đến 20 mm;
  • lớn hơn 20 đến 40 mm;
  • lớn hơn 40 đến 70 mm;

3) Tuỳ theo công dụng đá dăm có chỉ tiêu độ bền cơ học sau đây:

  • Dùng cho bê tông: độ nén đập trong xi lanh:
  • Dùng cho xây dựng đường ô tô: độ nén đập trong xi lanh, độ mài mòn trong tang quay

4) Độ nén của đá dăm từ đá thiên nhiên được chia thành 8 mác và xác định theo bảng sau:

Mác của đá dăm Độ nén đập ở trạng thái bão hoà nước, %
Đá trầm tích Đá phún xuất xâm nhập và đá biến chất Đá phún xuất phun trào
1400 Đến 12 Đến 9
1200 đến 11 Lớn hơn 12 đến 16 Lớn hơn 9 đến 11
1000 Lớn hơn 11 đến 13 ” 16 ” 20 ” 11 ” 13
800 ” 13 ” 15 ” 20 ” 25 ” 13 ” 15
600 ” 15 ” 20 ” 25 ” 34 ” 15 ” 20
400 ” 20 ” 28
300 ” 28 ” 38
200 ” 38 ” 54

5) Độ nén đập trong xi lanh (105 N/m2) phải cao hơn mác bê tông

  • Bê tông mác dưới 300 độ nén không dưới 1,5 lần;
  • bê tông mác 300 và trên 300 độ nén không dưới 2 lần;
  • Đá dăm từ đá phún xuất trong mọi trường hợp phải có mác không nhỏ hơn 800.
  • Đá dăm từ đá biến chất: không nhỏ hơn 600.
  • Đá dăm từ đá trầm tích: không nhỏ hơn 100.

6) Đá dăm theo độ nén đập trong xi lanh dùng cho bê tông mác khác nhau, cần phù hợp yêu cầu theo bảng sau:

Mác bê tông Độ nén đập ở trạng thái bão hoà nước, không lớn hơn,%
Sỏi Sỏi dăm
400 và cao hơn 8 10
300 ” 12 14
200 và thấp hơn 16 18

7) Độ mài mòn trong tang quay đá dăm.

Mác của đá dăm, sỏi và sỏi dăm Độ mài mòn, %
Đá trầm tích cacbonat Đá phún xuất biến chất và các đá trầm tích khác Đá dăm
Mn – I Đến 30 Đến 25 Đến 20
Mn – II Lớn hơn 30 đến 40 Lớn hơn 25 đến 35 Lớn hơn 20 đến 30
Mn – III ” 40 ” 50 ” 35 ” 45 ” 30 ” 45
Mn – IV ” 50 ” 60 ” 45 ” 55 ” 45 ” 55

8) Độ chống va đập khi thí nghiệm trên máy thử va đập “II.M” đá dăm được phân ra 3 mác tương ứng như sau:

Mác đá dăm, sỏi và đá dăm Độ chống va đập trên máy thử va đập ” II.M “
Vd 40 Từ 40 đến 49
Vd 50 Từ 49 đến 74
Vd 75 Từ 75 và cao hơn

9) Hàm lượng hạt thoi dẹt trong đá dăm không được vượt quá 35% theo khối lượng.

10) Hàm lượng hạt mềm yếu và phong hoá trong đá dăm, sỏi và sỏi dăm không được lớn hơn 10% theo khối lượng.

11) Hàm lượng tạp chất sulfat và sulfit (tính theo SO3) đá dăm không được quá 1% theo khối lượng.

12) Hàm lượng silic oxit vô định hình trong đá dăm dùng làm cốt liệu cho bê tông nặng, thông thường không được quá 50 milimol/1000 ml NaOH.

13) Tạp chất hữu cơ trong sỏi, sỏi dăm dùng làm cốt liệu bê tông khi thí nghiệm bằng phương pháp so màu không được đậm hơn màu chuẩn.

Quy tắc nghiệm thu theo tiêu chuẩn

  • Phải được kiểm duyệt chất lượng theo lô trước khi xuất xưởng. Mỗi lô tương ứng 300 tấn hoặc 200m3, số lượng hạt nhỏ hơn 300 tấn vẫn được chấp nhận.
  • Từ mỗi lô nghiệm thu sẽ tiến hành lấy mẫu trung bình theo TCVN 1772: 1987 để kiểm tra các chỉ tiêu 1.2, 1.10, 1.11 và 1.14 của tiêu chuẩn này.
  • Điều kiện để chấp nhận lô và kết quả kiểm tra phù hợp với mức chất lượng phù hợp với tiêu chuẩn TCVN 1772: 1987.
  • Những lô bị loại phải được xử lý và nghiệm thu lần 2

Tiêu chuẩn đá 1×2

Tiêu chuẩn đá xây dựng 1×2

Theo TCVN 7570-2006 thì đá 1×2 có thể tương ứng với các cỡ sàng: 5-20

Tiêu chuẩn đá 1×2 nằm trong tiêu chuẩn quy định các yêu cầu kỹ thuật đối với cốt liệu nhỏ (cát tự nhiên) và cốt liệu lớn (đá, sỏi) do nhà nước quy định theo tiêu chuẩn TCVN 7557 2006, có cấu trúc đặc chắc dùng chế tạo bê tông và vữa xi măng thông thường

Đá làm cốt liệu lớn cho bê tông phải có cường độ thử trên mẫu đá nguyên khai, mác xác định thông qua giá trị:

  • Độ nén dập trong xi lanh lớn hơn 2 lần cấp cường độ chịu nén của bê tông khi dùng đá gốc phun xuất, biến chất
  • Lớn hơn 1,5 lần cấp cường độ chịu nén của bê tông khi dùng đá gốc trầm tích.

Tiêu chuẩn đá mi

Tiêu chuẩn đá mi

Đá mi bụi hay bột đá là các mạt đá có kích thước nhỏ hơn 5mm. Được sản xuất trong quá trình chế biến các loại đá 1×1 và đá 1×2, sau đó được sàng tách cho ra sản phẩm cuối cùng với cái tên đá mi bụi.

  • Khi sàn với mức độ lọt sàng nhỏ nhất, sẽ cho ra sản phẩm đá mi bụi mịn, bóng, đẹp.
  • Ưu điểm này giúp đá mi bụi có thể thay thế cho cát và tạo vẻ bền chắc đẹp hơn cho công trình.

Đá mi sàng hay đá 0x5 có kích cỡ khoảng từ 3mm đến 14mm. Đá mi sàng được sản xuất thông qua quá trình chế biến các sản phẩm đá 1×1, đá 1×2 hay đá 2×3, đá 4×6.

  • Đá mi sàng là một trong những loại vật liệu xây dựng được sử dụng phổ biến hiện nay khi được ứng dụng nhiều trong các công trình khác nhau.
  • Đây là sản phẩm đá nhỏ nhất trong tất cả các loại đá được sàng tách từ đá mi bụi.
  • Đá mi sàng được dùng để làm chân đế gạch bông, gạch lót sàn, phụ gia cho công nghệ bê tông đúc ống cống.
  • Thi công các công trình giao thông, phụ gia cho các vật liệu xây dựng khác.

Tiêu chuẩn đá hộc

Tiêu chuẩn đá hộc xây dựng

Đá hộc được sản xuất bằng phương pháp nổ mìn, có khối lượng từ 20 đến 40kg. Đá hộc dùng với vữa xây tường hoặc xây khan phải:

  • Có kích thước tối thiểu: dày 10cm, dài 25cm;
  • Chiều rộng tối thiểu bằng hai lần chiều dày.
  • Mặt đá không được lồi lõm quá 3cm;
  • Đá dùng để xây mặt ngoài phải có chiều dài ít nhất 30cm;
  • Diện tích mặt phô ra phải ít nhất bằng 300cm2, mặt đá lồi lõm không quá 3cm;
  • Đá hộc để lát phải có chiều dài hoặc chiều rộng bằng chiều dày thiết kế của lớp đá lát;
  • Đá hộc thường dùng xây tường cánh, móng, trụ pin, tường chắn đất, lát mái bằng, mái nghiêng, sân tiêu năng.

Cách chọn đá xây dựng hiệu quả nhất cho công trình

Một số loại đá xây dựng phổ biến hiện nay

Nói đến đá xây dựng ta nghĩ ngay đến các loại đá dăm phổ biến như: đá 1×2, đá 3×4, đá 4×6…., có công dụng làm tăng khả năng chịu tải cho bê tông. Ngày nay, đá xây dựng thương được ứng dụng trong các công trình sau đây:

  • Đá xây dựng 1×2: sử dụng trong hỗn hợp bê tông
  • Đá xây dựng 3 x 4: có thể sử dụng để đổ sàn bê tông, nền mặt đường, khu vực cầu cảng,…
  • Đá xây dựng 4×6: được sử dụng để làm lớp bê tông lót. Giúp chống mất nước cho xi măng của lớp bê tông trên, chống các xâm hại bên ngoài để bảo vệ lớp bê tông móng.
  • Đá mi sàng: Dùng để làm gạch block, gạch táp lô, làm tấm đan bê tông, rải nền đường, nền nhà, san lấp mặt bằng các công trình xây dựng.
  • Đá mi bụi: Được sử dụng để làm tấm đan bê tông, rải nền đường, san lấp các công trình…

Những lưu ý khi chọn đá xây dựng

Khi chọn đá xây dựng cho cấp phối hỗn hợp bê tông cần lưu ý một số yêu cầu sau để đảm bảo chất lượng cho công trình

Khi lựa chọn đá xây dựng, bạn cần lưu ý một số các yêu cầu như sau, đặc biệt là khi chọn đá cho hỗn hợp bê tông:

  • Hàm lượng bụi, bùn, sét trong đá nhiều sẽ ảnh hưởng lớn đến chất lượng bê tông hoặc vữa. Chỉ nên sử dụng các loại đá xây dựng ít tạp chất, sạch. Trước khi đưa đá vào sử dụng, cần loại bỏ hết tạp chất, bụi bẩn. Để đảm bảo chất lượng bê tông tốt nhất.
  • Loại bỏ tạp chất trong đá xây dựng bằng cách sàng qua lưới thép hoặc rửa bằng nước. Đặc biệt, nên rửa đá cho những hạng mục quan trọng như bê tông sàn, mái, các hạng mục chống thấm và nơi cần cường độ cao.
  • Đá phải chứa ít hạt thoi, dẹt. Hạt thoi và hạt dẹt là những hạt có kích thước lớn nhất vượt quá 3 lần kích thước nhỏ nhất. Các hạt này chịu lực kém, dễ gãy vỡ. Nên sẽ ảnh hưởng xấu đến khả năng chịu lực của bê tông. Vì vậy phải khống chế không vượt quá 15% khối lượng.
  • Đá dùng cho bê tông thường, độ hút nước không được lớn hơn 10%. Đá dùng cho bê tông thủy công, độ hút nước không lớn hơn 5%. Đá dùng cho bê tông cốt thép, độ hút nước không lớn hơn 3%.

Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ

Hệ thống phân phối vật liệu xây dựng CMC

Sài Gòn CMC